![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEixlgS_VVnWsMwmWqGv9rxZ67MKDyV3K9pSXzrNIFLHnrtihFSKPAJT8lyun3xs6eRWDCcJXjjA13vElh5msEPOJ2PO4P9pp4asrpL_fogmD3FhNEwgwcGpIeGg_xjJ88fQarIzetImDW03/s320/bangtuongtac_vn+%25282%2529.JPG) |
dạy toán với bảng tương tác IQBoard |
Trong thời đại của chúng ta sự bùng nổ công nghệ thông tin đã tác động
đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội loài người. Đảng và Nhà nước ta
đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của công nghệ thông tin ,
truyền thông cũng như yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đào
tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở
cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức.
Ngày nay khi công nghệ thông tin càng phát triển thì
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều
tất yếu, trong đó có lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo. Trong giáo dục đào
tạo công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh mẽ trong những năm gần đây và
các trường đã đưa tin học vào giảng dạy, học tập. Trong đó có trường
tiểu học Kỳ Đồng.
Hiện nay Bộ giáo dục và Đào tạo yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc
học, ngành học. Xem công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc
lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học.
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhyOL0vf9c1ItuIgAVXSCh33fFjjgOugYV1exGHemb5lVAzY4vI7l-fWfYQHmJYj2xMfD7u_xm4wpYYbtn0qDePs1aRU3XS9IJ_opRDFYJrRkE2zrh_Z2f75oaocwi0Oxdht7oV1Q2MmwCU/s320/bangtuongtacthongminh.JPG) |
lớp học tiếng anh với bảng tương tác |
Nhưng làm thế nào để việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các
tiết dạy đạt hiệu quả cao nhất ? Đó là một vấn đề mà không phải người
giáo viên nào cũng giải quyết một cách hoàn hảo.
Theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo thì tất cả giáo viên điều
phải biết sử dụng máy vi tính và ít nhất phải có chứng chỉ A tin học.
Tuy vậy có chứng chỉ A tin học, sử dụng thành thạo máy vi tính nhưng khi
áp dụng soạn giáo án điện tử lại là một điều không đơn giản.
Phần lớn các giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử
trong giảng dạy vì cho rằng sẽ tốn thời gian để chuẩn bị bài giảng. Để
tạo được những hình ảnh đẹp, sống động trên các Slide đòi hỏi phải mất
nhiều thời gian chuẩn bị và đây chính là điều mà giáo viên rất ái ngại.
Khi sử dụng giáo án điện tử giáo viên phải vất vả gấp
nhiều lần so với cách dạy truyền thống với phấn trắng bảng đen, đó là
giáo viên phải mất thời gian tìm hình ảnh minh họa, âm thanh, tư liệu
dẫn chứng phù hợp với nội dung bài giảng... khi sử dụng giáo án điện tử
ngoài những kiến thức cơ bản về vi tính, sử dụng thành thạo phần mềm
PowerPoint giáo viên cần phải có tính sáng tạo, tính thẩm mỹ và sự nhạy
bén để tìm kiếm tư liệu phục vụ cho bài dạy và nhất là phải có niềm đam
mê, vì khi có lòng đam mê thì chúng ta mới thực hiện được những việc
được coi là vất vả như nêu ở trên.
Chính gì những khó khăn gặp phải khi sử dụng giáo án điện
tử mà các giáo viên chủ yếu chỉ ứng dụng Công nghệ thông tin trong
các tiết thao giảng, còn ngoài ra rất ít khi sử dụng nó trong các tiết
dạy thông thường.
Để thiết kế được một giáo án điện tử phục vụ cho tiết dạy, người giáo viên cần có những kiến thức cơ bản như:
- Biết sử dụng máy vi tính;
- Biết sử dụng phần mềm PowerPoint;
- Biết truy cập Internet;
- Biết cách sử dụng máy chiếu (Projector).
- Sử dụng thành thạo bảng tương tác, soạn thảo giáo án điện tử
Lý do mà chúng tôi đưa ra các yêu cầu trên vì:
Thứ nhất: Có biết cách sử dụng máy vi
tính thì chúng ta mới có thể mở máy, tắt máy, chọn những chương trình
làm việc thích hợp với nhu cầu của mình. Biết cách sao chép, lưu trữ,
tìm kiếm tài liệu ...
Thứ hai: Để tạo được một giáo án điện tử
nhất thiết phải biết cách sử dụng phần mềm trình diễn PowerPoint (trong
bản sáng kiến này tôi đề cập đến phần mềm PowerPoint). Đây là phần mềm
có sẵn trong bộ MS Office, dùng để tạo các Slide trình diễn đa dạng trên
máy tính. Nếu chỉ dừng ở mức gõ những nội dung cần thiết cộng thêm
những định dạng về Font chữ, màu sắc thì có lẽ giáo viên nào cũng làm
được. Nhưng nếu chỉ đơn giản thế thì chúng ta chưa thấy được hết tính
năng của phần mềm này, do đó chúng ta phải biết cách sử dụng và sử dụng
thành thạo thì mới phát huy được tính hiệu quả của việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong giảng dạy.
Từ những dòng chữ khô khan, từ những hình ảnh đơn giản
được đưa vào bài giảng người giáo viên phải biết cách làm cho nó sinh
động, thu hút học sinh bằng các hiệu ứng hoạt hình của phần mềm, bằng
những kiểu bay, xoay, hướng di chuyển của đối tượng, tính năng liên kết
các Slide... kết hợp với các kiểu âm thanh thật thú vị.
Thứ ba: Khi sử dụng giáo án điện tử, bài dạy của
chúng ta sinh động hơn so với cách dạy thông thường. Ngoài ra chúng ta
còn có thể làm cho bài dạy của mình ngoài việc sinh động còn phải phong
phú. Hiện tại trên Internet có rất nhiều hình ảnh có thể phục vụ cho bài
giảng của chúng ta. Chính vì vậy chúng ta cần phải biết cách truy cập
vào Internet tìm kiếm những thông tin, hình ảnh phù hợp với nội dung bài
học, làm cho tiết dạy sinh động và phong phú hơn. Chẳng hạn khi dạy các
môn học như: Lịch sử - Địa lí, bài giảng thường đi kèm với nhiều hình
ảnh minh họa (lược đồ, mô tả một trận chiến, các căn cứ địa cách mạng,
diện tích lãnh thổ, ...).
Lúc này Internet sẽ là một người bạn hỗ trợ đắc lực cho chúng ta, hay
chúng ta có thể tìm những đoạn phim tư liệu có liên quan để minh họa
cho bài dạy, sẽ làm tăng thêm tính thuyết phục, tính chất thực của các
sự kiện.
Ví dụ: Khi dạy bài : "Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập"
môn lịch sử lớp 5. Chúng ta sẽ tìm và Downloads (trên Internet) đoạn
Video-clip Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình cho
học sinh theo dõi, từ những hình ảnh thật về Bác và nội dung của bản
tuyên ngôn được phát ra từ chính giọng nói của Bác sẽ làm cho học sinh
có cảm nhận sâu sắc hơn về tình yêu quê hương đất nước, từ đó các em có
thái độ học tập tốt hơn để tìm hiểu về lịch sử nước nhà.
Nếu chỉ trình bày suông,thiết nghĩ cũng chẳng có vấn đề gì cả,nhưng
tại sao khi chúng ta đã chấp nhận làm GAĐT chúng ta lại không làm bài
tập phong phú hơn? Hiện tại những hình ảnh minh họa cho các nội dung nói
trên tương đối nhiều trên Internet. Chỉ cần bỏ chút thời gian mà có
được những nội dunh,hình ảnh cần minh học cho bài giảng thì người thầy
nào cũng sẵn lòng cả.Điều này cũng đồng nghĩa với việc giáo viên cần
biết cách thức truy cập Internet để lấy thông tin.Tuy nhiên,không phải
hình ảnh nào chúng ta lấy từ Internet đều thỏa mãn ý muốn của chúng
ta.Chẳng hạn,chúng ta cần hình ảnh của một hình lập phương để minh họa
trong giờ học toán nhưng hình ảnh chúng ta lấy từ internet lại quá nhỏ
hay nó lại nằm chung với một hình khác .Như vậy chúng ta bó tay , không
cần minh họa hay vẽ lên bảng hay tìm một hình khác cho đến khi vừa ý ?
Không , giải pháp đơn giản hơn là chúng ta có thể phóng to hình này lên
hay xén lại hình để chỉ lấy phần hình thoi . Hay để tăng thêm tính
thuyết phục , tính chất thực của các sự kiện , giáo viên dạy lịch sử có
thể thông qua các đoạn phim tư liệu . Vậy chúng ta thực hiện các công
việc tren bằng cách nào? Điều này đòi hỏi giáo viên cần biết một ít kỹ
thuật để xử lý màu sắc , cắt xén ảnh , các đoạn phim, đoạn nhạc một
cách hợp lý . Hoặc trong giờ học ngoại ngữ , giáo viên có thể lấy các
hình ảnh minh họa và cho các em nghe các bài đọc của người bản xứ . Có
như thế bài giảng sẽ sinh động hẳn , các em lại nhớ được các từ vựng và
phát âm chuẩn hơn . Có thể đây là thao tác tương đôí phức tạp nhưng nó
mang lại tính hiệu quả cao trong công tác giảng dạy .
Bài giảng sau khi thiết kế sẽ được trình chiếu lên màn hình thông qua
máy chiếu. Nghĩa là dù muốn hay không giáo viên buộc phải biết cách sử
dụng nó. Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên, chỉ
cần một vài thao tác lắp máy chiếu với CPU của máy tính và điều chỉnh độ
lớn, độ nét trên màn hình giáo viên chắc hẳn sẽ có một bài giảng chất
lượng, học trò sẽ có không khí học thoải mái hơn.
Nhờ các GAĐT mà các giáo viên đã tạo ra một không khí khác
hẳn so với giờ dạy truyền thống. Học sinh buộc phải tập trung nghe giảng
và tư duy nhiều hơn trong các giờ học. Tuy nhiên, tối thiểu người dạy
phải có một kiến thức nhất định chẳng hạn như sử dụng được phần mềm
trình diễn PowerPoint để trình bày bài giảng và cần phải có quan niệm
các phương tiện kỹ thuật được đề cập trên là các phương tiện hỗ trợ cho
việc giảng dạy chứ không thể thay thế vai trò chủ đạo của người thầy
trong giờ lên lớp.
Hiện nay bảng tương tác thông minh đã được nhiều trường
trên địa bàn TP.HCM lựa chọn. Đây là một thiết bị hỗ trợdạy học mới xuất
hiện vài năm gần đây, có nhiều tác dụng giúp giáo viên thực hành giảng
dạy nhằm nâng cao hiệu quảgiờ dạy, học sinh hứng thú học tập.
Với bút điện tử, giáo viên có thể trực tiếp kiểm soát các ứng
dụng từ bảng trắng, viết, vẽ, chỉnh sửa, chú thích. Mặt bảng được
sử dụng như một giao diện máy tính hiện đại. Hình ảnh và chữ viết được
lưu vào máy tính và được chia sẻnhư những dữ liệu điện tử thông thường -
một file trong máy tính. Ngoài ra còn hỗ trợ giáo viên thuận tiện soạn
thảo giáo án phục vụ cho công tác giảng dạy.
Có thể nói, bảng tương tác thông minh có rất nhiều tiện ích: Linh
hoạt, áp dụng cho tất cả các lứa tuổi, tăng chất lượng giảng dạy bằng
cách hỗ trợ giáo viên trình bày những thông tin từ internet và các nguồn
khác một cách hiệu quả hơn, có nhiều cơ hội tương tác và giảng dạy trên
lớp. Nâng cao hứng thú và động lực của cả người học lần giáo viên thông
qua các công cụ đa chức năng và các nguồn tin đa dạng phong phú
· Lợi ích đối với giáo viên:
- Giúp giáo viên tương tác tốt với công nghệ thông tin và truyền thông khi giảng bài trên lớp
- Khuyến khích sáng tạo và linh hoạt, giáo viên có thể vẽ và giải thích rõ ràng những thông tin đưa ra
- Giáo viên có thể lưu và in ra những gì đã trình bày, bao gồm cả
những lưu ký đã được đưa thêm trong quá trình giảng bài, hạn chế phải
nhắc lại, ôn lại nhiều lần
- Giáo viên có thể chia sẻ và sử dụng những tài liệu đã dạy...giúp giảm thiểu đáng kể khối lượng công việc
- Tạo hứng thú cho giáo viên thay đổi phương pháp sư phạm và sử dụng
công nghệ thông tin nhiều hơn, khuyến khích nâng cao chuyên môn
· Lợi ích đối với người học:
- Nâng cao hứng thú và động lực học tập
- Tạo cơ hội tốt hơn để học sinh tham gia và hợp tác cùng nhau, phát triển kỹ năng xã hội và con người
- Không phải mất thời gian chép bài nhờ chức năng lưu và in ra tất cả những gì đã hiển thị trước đó
- Học sinh cũng có thể xử lý và nắm bắt được nhiều thông tin thông qua bài giảng rõ ràng, hiệu quả và linh hoạt
- Giúp học sinh trở nên sáng tạo và tự tin hơn khi thuyết trình trước lớp
- Học sinh có thể tiếp cận với công nghệ mà không cần sử dụng bàn
phím. Điều này giúp những em nhỏ chưa biết sử dụng máy tính có thể tự
tin khi sử dụng công nghệ thông tin .
*Lời kết
“Vì sự nghiệp mười năm trồng cây
Vì sự nghiệp trăm năm trồng người”
Đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo dục là
một trong những mục tiêu quan trọng hiện nay của ngành giáo dục. Việc
ứng dụng CNTT nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học là một công
việc lâu dài, khó khăn đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất,
tài chính, năng lực của đội ngũ giáo viên. Nhưng thiết nghĩ rằng, với
khả năng sư phạm vốn có cộng thêm một ít bồi dưỡng về kiến thức tin học,
các GV hoàn toàn có thể thiết kế được bài giảng điện tử để thể hiện tốt
hơn phương pháp sư phạm, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy.
VTS Viet Nam Technology Solution Co., LTD
Transaction office: No 97 Cu Chinh Lan Street,
Thanh Xuan District, Hanoi, Vietnam.
Tel: (84) 36291388 Ext: 202 Fax: (84) 36291389
Hotline :0949473835
Email: info@vtscorp.vn