Thứ Năm, 16 tháng 3, 2017

Bảng tương tác: quá trình phát triển và những tác động với việc dạy và học

Bảng tương tác hiểu đơn giản là một màn hình tương tác được đặt trong một mặt bảng. Bảng tương tác có thể là một máy tính có màn hình cảm ứng sử dụng độc lập để thực hiện các tác vụ và hoạt động, hoặc có thể là thiết bị được kết nối với máy tính và hoạt động như màn hình cảm ứng để điều khiển máy tính qua một máy chiếu kết nối với máy tính đó. Bảng tương tác có thể ứng dụng hoạt động trong nhiều lĩnh vực, bao gồm lớp học của tất cả các cấp học từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT cho đến đại học … , trong các phòng ban của công ty và các nhóm làm việc, trong phòng đào tạo huấn luyện thể thao chuyên nghiệp, trong các studio phát sóng phim, tin tức …
Bảng tương tác đầu tiên được thiết kế và sử dụng trong văn phòng làm việc. Chúng được sản xuất bởi hãng PARC vào thập niên 90 của thế kỉ trước. Loại bảng tương tác này được dung trong các cuộc họp nhóm và họp bàn tròn nhỏ. Năm 1991 Smart Technology đã sản xuất bảng tương tác sử dụng công nghệ chiếu.
Ngành công nghiệp sản xuất bảng tương tác đã được dự đoán đạt doanh số 1 tỉ USD trên toàn cầu vào năm 2008; Theo một nghiên cứu tiềm năng thị trường của Futuresource Consulting công bố đến năm 2011 trên toàn cầu cứ 7 lớp học sẽ có 1 lớp học sử dụng bảng tương tác. Đến năm 2004, 26% lớp học tiểu học tại Anh đã sử dụng bảng tương tác. Tổ chức Becta Harnessing Technology Schools Survey công bố đến năm 2007 thì 98% lớp học bậc THCS và 100% lớp học bậc  tiểu học tại Anh đã sử dụng bảng tương tác.
1. Hoạt động chung và sử dụng
Một thiết bị bảng tương tác có thể là một máy tính độc lập, hoặc có thể là một màn hình cảm ứng lớn được kết nối và điều khiển máy tính.
Bộ điều khiển thiết bị (driver) luôn được cài đặt trên máy tính kết nối với bảng và bảng tương tác sẽ được sử dụng như thiết bị nhập dữ liệu người dùng (Human Interface Device), giống như chuột. Máy tính được kết nối với một máy chiếu điện tử và chiếu hình ảnh lên mặt bảng tương tác. Sau đó người dùng hiệu chỉnh hình ảnh chiếu trên bảng tương tác từ máy chiếu để hình ảnh và điểm con trỏ chính xác khi sử dụng. Sau khi kết nối, chúng ta có thể thao tác mở các chương trình, bấm các nút, mở các menu trực tiếp trên bảng bằng tay hoặc  các thiết bị tương tác thay vì dùng chuột trên máy tính để trình chiếu. Nếu cần nhập văn bản khi sử dụng bảng tương tác, người dùng có thể gọi bàn phím ảo của máy tính (on-screen keyboard) hoặc bàn phím ảo từ phầm mềm của bảng tương tác (nếu có hỗ trợ) để sử dụng. Người dùng không cần phải gõ bàn phím từ máy tính để nhập dữ liệu.
Như vậy, bảng tương tác có thể giả lập cả chuột  và bàn phím máy tính. Người dùng có thể sử dụng bảng tương tác để thuyết trình hoặc giảng dạy gần như độc lập với máy tính.
Ngoài ra, hầu hết các bảng tương tác đều được tích hợp phần mềm cung cấp các công cụ và các tính năng đặc biệt được thiết kế để tối ưu hóa thao tác tương tác trên bảng. Các phần mềm này thường bao gồm khả năng tạo các bản ảo của trang văn bản, bút và các tùy chọn bút đánh dấu, thước kẻ, thước đo góc, la bàn, công cụ tẩy xóa, vẽ biểu đồ, vẽ đồ thị …  những tính năng thường được sử dụng trong giảng dạy truyền thống.
Chức năng thông dụng của bảng tương tác thường có:
Chạy phần mềm từ máy tính kết nối với bảng tương tác, có thể là trình duyệt web hoặc phần mềm khác để sử dụng trong giảng dạy.
Chụp ảnh và lưu những ghi chú được viết trên bảng tương tác vào máy tính kết nối với bảng.
Chụp ảnh ghi chú được viết trên bảng đồ họa kết nối với bảng tương tác.
Điều khiển máy tính từ bảng tương tác với các thao tác nhấp chuột và kéo, đánh dấu … khi giảng dạy hoặc thuyết trình.
Sử dụng các phần mềm dịch chữ viết tay (OCR) trên bảng tương tác thành dạng văn bản máy tính.
Kết hợp với các phần mềm tương tác trả lời câu hỏi, thăm dò ý kiến ứng dụng kiểm tra trác nghiệm trong các môn học trên lớp, sau đó hiển thị kết quả trên bảng tương tác.
2. Những công nghệ tương tác phổ biến được sử dụng:
Hầu hết các bảng tương tác được bán trên toàn cầu hiện nay đều sử dụng một trong các công nghệ tương tác như: công nghệ quét hồng ngoại, công nghệ cảm ứng điện trở, sử dụng bút điện từ và phần mềm chuyên dụng, bút siêu âm với thiết bị chuyên dụng kèm theo và mới nhất và ưu việt nhất hiện nay là công nghệ cảm ứng hình ảnh kĩ thuật số - digital vision touch (DVT) đang được hang IQ sử dụng trong sản phẩm của mình với dòng sản phẩm IQBoard DVT.
2.1 Hoạt động của bảng tương tác sử dụng công nghệ hồng ngoại (IR touch)


 Bảng tương tác hồng ngoại là một màn hình tương tác lớn kết nối với máy tính và máy chiếu. Bảng thường được gắn lên tường hoặc bộ chân giá đứng. Sự di chuyển ngón tay, bút hoặc thiết bị tương tác của người dùng với những hình ảnh – đối tượng chiếu trên bảng sẽ được chụp lại bởi sự giao thoa ánh sáng từ các dải hồng ngoại được gắn trên mặt bảng. Khi tương tác (ấn) lên mặt bảng, phần mềm kiểm tra chéo vị trí của điểm đánh dấu hoặc đầu bút. Bảng tương tác hồng ngoại có thể được làm từ nhiều chất liệu, có thể sử dụng bút dạ nước viết lên như bảng trắng bình thường, được sử dụng với rất nhiều mục đích, từ lớp học của tất cả các cấp học, phòng họp công ty, đào tạo hoặc phòng hoạt động cho các tổ chức, các cơ sở huấn luyện thể thao chuyên nghiệp, và các phòng thu phát.
2.2 Hoạt động của bảng tương tác sử dụng công nghệ cảm ứng điện trở
Bảng tương tác cảm ứng điện trở sử dụng thiết bị tương tác đơn giản hoặc có thể dùng tay. Với dòng bảng tương tác này, vật liệu làm nên bảng mới là quan trọng. Cấu tạo của bảng tương tác công nghệ điện trở gồm có một tấm màng phủ trên bề mặt bảng sẽ được tiếp xúc với tấm nền bên dưới khi có lực tác động lên bề mặt tạo thành 1 điểm điện trở. Vị trí tiếp xúc sau đó được xác định bằng điện tử và được nhận biết là một thao tác của chuột máy tính. Lấy ví dụ, khi một ngón tay chạm lên mặt bảng, sẽ được đăng kí là một cú click chuột trái. Với công nghệ này, không yêu cầu sử dụng bút chuyên dụng để tương tác mà có thể dùng trực tiếp bằng ngón tay. Dòng bảng tương tác này được các nhà sản xuất quảng cáo là dòng sản phẩm sử dụng dễ dàng và tự nhiên. Tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc vào cấu trúc thiết kế của bảng tương tác.
2.3 Hoạt động của bảng tương tác sử dụng công nghệ bút từ
Bảng tương tác sử dụng bút từ hoạt động dựa trên một ma trận các dải dây nhúng phía sau bề mặt bảng rắn tương tác với một cuộn dây ở đầu bút cảm ứng để xác định tọa độ ngang và dọc của bút khi chạm lên bề mặt bảng tương tác. Các bút từ thường là dạng bút thụ động tức là không có pin hoặc nguồn điện khác cấp điện; Nó có tác dụng làm thay đổi các tín hiệu điện của ma trận dây ở phía dưới mặt bảng để định vị cảm ứng. Ví dụ, khi bút gần chạm tới bề mặt bảng, con trỏ chuột có thể được nhận biết, bảng tương tác có thể hiểu rằng có khả năng thao tác chuột ở tọa độ đó. Khi bút nhấn lên mặt bảng theo 1 cách được lập trình trước, bảng tương tác sẽ kích hoạt một chuyển mạch trong bút để báo hiệu một click chuột trên máy tính; khi nhấn bút theo một cách khác (đã được lập trình) lên mặt bảng, sẽ báo hiệu một click chuột phải trên máy tính. Giống như một phiên bản cao cấp hơn của một máy tính bảng được sử dụng bởi các nghệ sĩ kĩ thuật số chuyên nghiệp và các nhà thiết kế, bảng tương tác sử dụng bút từ có thể cho người dùng sự tương tác chính xác, không bị nhiễu loạn hay sai lệch khi người dùng chạm vào mặt bảng, và có thể xử lý  nhiều đầu vào.
2.4 Hoạt động của bảng tương tác sử dụng công nghệ thiết bị siêu âm, bút hồng ngoại di động
Công nghệ này sử dụng ánh sáng hồng ngoại và công nghệ định vị siêu âm. Công nghệ này hoạt động một cách tương tự như sét trong một cơn giông bão bằng cách tính thời gian khác biệt giữa tốc độ của ánh sáng và tốc độ âm thanh. Bảng tương tác hồng ngoại loại này có thể sử dụng di động dễ dàng di chuyển và cài đặt. Sau khi di chuyển đến vị trí mới, hệ thống thu lại kết nối với máy tính qua một bước hiệu chỉnh lại đơn giản từ hình ảnh được chiếu bằng bút điện tử. Thiết bị hoặc thanh quét sẽ quét một vùng nhất định tạo thành mặt bảng tương tác (thường là 1,5 – 3m để được một mặt bảng khoảng 110”). Thông thường, nhiều khung có thể được thêm vào, cung cấp cho người sử dụng tại các địa điểm khác nhau để chia sẻ các tấm bảng ảo.
Bảng tương tác sử dụng công nghệ bút hồng ngoại di động có thể hoạt động trên mọi bề mặt – một tấm bảng có sẵn, một mặt tường phẳng, biến những bề mặt này thành bảng tương tác. Thiết bị thu nhận tín hiệu USB hoạt động  không cần pin và có thể gắn lên trần nhà nếu muốn sử dụng cố định lâu dài. Bằng vật liệu nhẹ và nhỏ gọn, bảng tương tác dùng bút di động loại này dễ dàng vận chuyển.
2.5 Hoạt động của bảng tương tác sử dụng Wiimote/ dựa trên công nghệ hồng ngoại
Một hệ thống sử dụng công nghệ Wii-công nghệ hồng ngoại được phát minh bởi tiến sĩ Johnny Chung Lee năm 2007. Lee tuyên bố rằng: đây là hệ thống tạo ra một công nghệ dễ dàng tiếp cận tới lượng lớn người dùng phổ thông (Phát biểu tại TED, 4/2008) bằng cách sử dụng cần điều khiển Wii thông thường như một thiết bị chấm chạm và camera hồng ngoại ở đầu của điều khiển Wii sẽ là thiết bị theo dõi cảm nhận ánh sáng từ cây bút hồng ngoại (IR light pen). Lee đã đăng một số video trên youtube để chứng minh khả năng hoạt động, sự linh hoạt và dễ sử dụng của hệ thống này, và đưa ra chi phí rất khiêm tốn của nó, phần tốn kém nhất là đèn LED hồng ngoại của cây bút. Đây là một cách tiếp cận với phương pháp sử dụng gần gũi vì hệ thống chơi game đã quen thuộc với nhiều người. Phần mềm hỗ trợ được lập trình bởi một cộng đồng phát triển với cả phần mềm mã nguồn mở và phần mềm thương mại. Tuy nhiên, yếu điểm là hệ thống tương tác này không thể sử dụng gần các nguồn sáng cao, như ánh sáng mặt trời trực tiếp chẳng hạn,và cũng không thể chia sẻ phần mềm của các nhà sản xuất các loại bảng tương tác đã đề cập. Một số cân nhắc về kết nối của bút tương tác sử dụng Bluetooth cũng được áp dụng.
2.6 Hoạt động của bảng tương tác ảo thông qua một máy chiếu tương tác
Máy chiếu tương tác là thiết bị máy chiếu được tích hợp một camera CMOS để nhận biết vị trí bút cảm ứng hồng ngoại khi nó tiếp xúc với bề mặt nơi có hình chiếu. Giải pháp này được nhà sản xuất của USA  Boxlight phát triển trong năm 2007 và được cấp bằng sáng chế năm 2010, giống như những hệ thống bảng tương tác hồng ngoại khác, loại thiết bị này có thể gặp phải những vấn đề tiềm ẩn do đường truyền ánh sáng giữa bút và thiết bị thu nhận tín hiệu của máy chiếu tương tác, và thêm nữa, không cung cấp khả năng di chuột qua lại như trong các giải pháp khác.
2.7 Hoạt động  của bảng tương tác sử dụng công nghệ nhận dạng bằng camera kĩ thuật số (digital vision touch)
Bảng tương tác công nghệ DVT sử dụng camera kĩ thuật số độc quyền và phần mềm phức tạp để xác ddinhjswj tiếp xúc của ngón tay, bút, con trỏ hay các đối tượng khác lên bảng tương tác. Camera được dặt ở góc của bảng tương tác, truyền thông tin vị trí tương tác trở lại bộ xử lý tín hiệu số để xác định chính xác điểm tiếp xúc. Công nghệ tương tác DVT không yêu cầu bút hoặc thiết bị tương tác chuyên dụng để có thể sử dụng, người dùng không còn phải lo lắng về chuyện bị mất hay mua thêm thiết bị tương tác với bảng. Thêm vào đó, công nghệ DVT thiết kế chỉ có 2 camera kĩ thuật số gắn ở 2 góc trên của bảng tương tác, giúp cho bảng có thết kế mỏng hơn, viền bảng mỏng hơn, bền hơn và điểm tương tác có độ chính xác cao hơn những công nghệ cũ. Công nghệ DVT là công nghệ duy nhất đáp ứng được tất cả các yêu cầu: không yêu cầu thiết bị chuyên dụng để tương tác; khả năng ứng dụng trên một phạm vi rộng các kích cỡ bề mặt bảng khác nhau (từ 80” đến 120”); tốc độ phản hồi nhanh và độ chính xác cao; có đầy đủ chức năng chuột và di chuyển chuột. Công nghệ DVT được phát triển và thương mại hóa bởi nhà sản xuất IQBoard với dòng sản phẩm bảng tương tác IQBoard DVT đang được sử dụng và ưa chuộng bởi người dùng ở tất cả các cấp đào tạo và tất cả các quốc gia. Hiện nay, ở Việt Nam bảng tương tác IQBoard DVT đang là sản phẩm bảng tương tác được sử dụng trong các trung tâm ngoại ngữ lớn, các trường mầm non, trường tiểu học, THCS, THPT, cấp đại học và học viện – sản phẩm được cung cấp và phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi VTScorp Viet Nam.
3. Ứng dụng trong lớp học
Trong một số lớp học, bảng tương tác đã và đang thay thế bảng viết truyền thống,bảng liệt kê, các hệ thống video/phương tiện truyền thông như đầu đĩa DVD và TV kết hợp. Ngay cả khi bảng truyền thống vẫn đang sử dụng, bảng tương  tác vẫn được sử dụng để bổ sung các chức năng tiên tiến như kết nối với hệ thống truyền tải video kĩ thuật số trong mạng trường học. Ở một khía cạnh khác, bảng tương tác cũng kết nối với các chú thích chia sẻ trực tuyến và môi trường giống như website tương tác với nền tảng đồ họa vector.
Phầm mềm tương tác giáo dục còn cung cấp  chức năng ghi hình lại toàn bộ bài giảng trên bảng tương tác để học viên có thể xem lại – họ sẽ ddwwocj xem lại chính xác từng bước, từng phần bài giảng trong lớp học với phần âm thanh là lời giảng của giáo viên trong lớp học. Điều này có thể giúp chuyển đổi việc học và giảng dạy.
Nhiều công ty và dự án giờ đây tập trung vào việc tạo ra các tài liệu giảng dạy bổ sung được thiết kế đặc biệt cho bảng tương tác. Electrokite ở Boston – U.S là một ví dụ, họ phát triển và cung cấp chương trình giảng dạy tương tác hoàn chỉnh đầu tiên cho các trường học và các quận trong vùng.
Bảng tương tác tích hợp với hệ thống đáp ứng người học
 Một số nhà sản xuất cung cấp các hệ thống phản ứng trên lớp như ột phần tích hợp của các sản phẩm bảng tương tác của họ. Ví dụ, thiết bị bấm 'cầm tay' hoạt động thông qua tín hiệu hồng ngoại hoặc vô tuyến, cung cấp nhiều lựa chọn cơ bản và lựa chọn bỏ phiếu cơ bản. Nhấp chuột tinh vi hơn cung cấp phản hồi bằng văn bản và số và có thể xuất một phân tích về hiệu suất của học sinh để xem xét lại. Đơn cử với nhà sản xuất IQBoard, họ đã tích hợp thêm bộ trả lời trắc nghiệm IQClick để kết hợp với phầm mềm giảng dạy cho bảng tương tác, giúp giáo viên và học viên có thể nhanh chóng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi bằng cách bấm chọn kết quả từ thiết bị trả lời trên tay, kết nối với máy tính và bảng tương tác, sau khi trả lời sẽ hiển thị kết quả trả lời ngay trên bảng tương tác.
Bằng cách kết hợp thiết bị phản ứng trên lớp với một hệ thống bảng tương tác, giáo viên có thể trình bày tài liệu và nhận phản hồi từ sinh viên để hướng dẫn một cách hiệu quả hơn hoặc để thực hiện các đánh giá chính thức. Ví dụ, một học sinh có thể vừa  giải quyết một câu đố liên quan đến các khái niệm toán học trên bảng tương tác và sau đó chứng minh kiến thức của mình về bài kiểm tra được phân phối qua hệ thống phản hồi trên lớp. Một số phần mềm phản ứng trên lớp có thể tổ chức và phát triển các hoạt động và các bài kiểm tra phù hợp với các tiêu chuẩn của Bộ Giáo Dục và tiêu chuẩn riêng của từng cấp học, từng trường học cụ thể.
4. Nghiên cứu tác động của bảng tương tác lên các tiêu chuẩn giáo dục
Hiện nay có một số nghiên cứu cho thấy những kết luận mâu thuẫn về tác động của việc sử dụng bảng tương tác liệu có hiệu quả trong việc học tập của sinh viên hay không. Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu có sẵn:
Nghiên cứu London Challenge
Theo kết quả của một nghiên cứu do Viện Giáo dục London thực hiện với sự tài trợ của DfES đã đánh giá hiệu quả hoạt động và giáo dục của nghiên cứu London Challenge trong việc áp dụng việc sử dụng bảng tương tác trong khu vực London dưới một chương trình gọi là " Dự án Mở rộng Trường học với bảng tương tác". Ở giai đoạn 3 của nghiên cứu, bảng tương tác chỉ có tác động rất ít dến thành tích học sinh trong toán học và Tiếng Anh và chỉ có sự cải thiện nhỏ về môn Khoa Học. Trong cùng một trường học, ở giai đoạn 4, nghiên cứu nhận thấy bảng tương tác có ảnh hưởng tiêu cực với Toán và Khoa Học, nhưng lại có tác động tích cực với môn Tiếng Anh. Các tác giả nghiên cứu trích dẫn một số nguyên nhân có thể cho ra kết quả của giai đoạn 4, bao gồm: sai số thống ke Type II, gián đoạn phương pháp giảng dạy dẫn đến giảm hiệu suất của học sinh khi bảng tương tác được đưa  vào sử dụng, hoặc một quyết định triển khai lắp đặt bảng tương tác có chủ ý riêng dẫn tới dữ liệu nghiên cứu thu nhận không chính xác.
Dự án ứng dụng bảng tương tác vào trường tiểu học của DfES
Trong cùng thời điểm, có bằng chứng xác thực về việc tăng với việc sử dụng bảng tương tác. BECTA (Anh)dã ủy nhiệm một nghiên cứu về tác động của bảng tương tác trong khoảng thời gian 2 năm. Nghiên cứu này cho thấy một lợi ích học tập rất đáng kể, đặc biệt là với nhóm học sinh năm thứ 2, thời điểm mà học sinh được hưởng lợi ích từ kinh nghiệm sử dụng bảng tương tác của giáo viên sau 1 thời gian dài tiếp cận.
Từ năm 2003 đến năm 2004, Dự án ứng dụng bảng tương tác vào trường tiểu học của DfES (PSWE) đã cấp kinh phí đáng kể cho 21 địa phương để trang bị bảng tương tác cho các trường tiểu học ở Anh. Nghiên cứu do BECTA tài trợ đã điều tra tác động của sự đầu tư này với 20 địa phương, sử dụng dữ liệu cho 7272 học sinh trong 97 trường học.
Các biến số được xem xét trong nghiên cứu bao gồm thời lượng tiếp xúc công nghệ bảng tương tác, độ tuổi của học sinh (với ngày sinh riêng lẻ), giới tính, nhu cầu đặc biệt, được hưởng các bữa ăn miễn phí trong trường học và các nhóm kinh tế xã hội khác. Việc thực hiện và tác động của dự án đãn được đánh giá bởi một nhóm nghiên cứu tại đại học Manchester Metropolitan do giáo sư Professor Bridget dẫn đầu. Cho đến nay, đây là nghiên cứu lớn nhất và dài nhất được tiến hành về tác động của bảng tương tác tới hiệu quả học tập của học sinh.
Những phát hiện chính
Phát hiện chính của nghiên cứu quy mô lớn này là “các giáo viên đã sử dụng bảng tương tác trong một khoảng thời gian đáng kể (từ mùa thu năm 2006 cho tới ít nhất 2 năm sau), việc sử dụng bảng tương tác trở nên nhuần nhuyễn và kết hợp hài hòa vào phương pháp sư phạm của giáo viên như một chiếc cầu nối cho sự tương tác của giáo  viên với học sinh, và sự tương tác của học sinh với nhau. Tác giả của nghiên cứu cho rằng “trung gian tương tác” là một khái niệm âm thanh, cung cấp “một lý thuyết giải thích cho cách mà trong mô hình đa cấp phân tích lien kết thời gian học sinh được dạy với bảng tương tác để dạt được tiến bộ hơn trong các bài thi quốc gia hàng năm.”
Nghiên cứu cho thấy công nghệ bảng tương tác đã tạo ra những kết quả nhất quán trên tất cả các giai đoạn và chủ đề quan trọng có tác động ngày càng lớn lên các nhóm học sinh năm thứ 2, cho thấy việc đưa công nghệ vào lớp học và kinh nghiệm của giáo viên với công nghệ là những yếu tố chính.
Kết quả nghiên cứu  được đo bằng 'tiến độ hàng tháng' so với các phương pháp tiêu chuẩn trong giai đoạn nghiên cứu kéo dài hai năm.
Nhóm trẻ mầm non, từ 5-7 tuổi:
  • Môn toán giai đoạn 1, các bé gái đạt được thành tích cao với điểm trung bình hàng tháng 4,57 trong khoảng thời gian 2 năm nghiên cứu, và bắt kịp với thành tích các bé trai đạt được.
  • Môn khoa học giai đoạn 1, đã có sự tiến bộ ở tất cả cấp độ đối với bé gái và cấp độ trung bình và cao đối với các bé trai.
  • Môn tiếng Anh giai đoạn 1, tất cả học sinh cấp độ trung bình và cao đều đạt những tiến bộ khi học bằng phương pháp sử dụng bảng tương tác.
Cũng có bằng chứng rõ ràng về những tác động tương tự ở giai đoạn chính 2 - lứa tuổi 7-11
  • Môn toán học giai đoạn 2, cả học sinh nam và nữ ở cấp độ trung bình và cao đều đạt được sự tiến bộ thêm từ 2,5 đến 5 tháng trong khóa học 2 năm học tập với phương pháp dạy sử dụng bảng tương tác
  • Môn khoa học giai đoạn 2, tất cả học sinh, trừ những học sinh nữ ở cấp độ cao có những tiến bộ vượt bậc khi tiếp xúc nhiều hơn với bảng tương tác, với những học sinh nam cấp độ thấp cũng đạt được sự tiến bộ thêm khoảng 7,5 tháng.
  • Môn viết giai đoạn 2, những học sinh nam đã đạt được tiến bộ thêm 2,5 tháng.
Không có tác động bất lợi ở bất kỳ mức độ hay cấp học nào.
Nghiên cứu bổ sung
Glover & Miller tiến hành một nghiên cứu về tác động sư phạm của bảng tương tác trong một trường trung học. Họ nhận thấy rằng mặc dù bảng tương tác về mặt lý thuyết là một thiết bị giảng dạy thông minh và tiềm năng phát triển và sáng tạo rất lớn, nhưng nó mới chỉ được ứng dụng như thiết bị phụ trợ giảng dạy và chưa phát huy hết những tính năng của mình. Nghiên cứu này chủ yếu nhằm xác định mức độ và loại hình sử dụng trong lớp học. Để xác định xem liệu có thay đổi về phương pháp sư phạm hoặc chiến lược giảng dạy không, các nhà nghiên cứu đã lập một bảng câu hỏi chi tiết. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng các giáo  viên sử dụng bảng tương tác theo một trong ba cách: sử dụng như một thiết bị trợ giúp giảng dạy hiệu quả, sử dụng như một thết bị mở rộng và sử dụng như một thiết bị biến đổi. Họ lưu ý rằng việc sử dụng công nghệ của giáo viên không bị ảnh hưởng nhiều bởi việc đào tạo, truy cập hay phần mềm có sẵn. Khi sử dụng như thiết bị biến đổi (khoảng 10% giáo viên tham gia nghiên cứu) tác động tới giáo dục có sự chuyển biến tốt hơn.
Trong thời gian gần đây, các nhà sản xuất bảng tương tác thông minh đã thiết lập các cộng đồng trợ giúp trực tuyến khác nhau cho giáo viên và các cơ sở giáo dục triển khai sử dụng bảng tương tác trong môi trường học tập. Những trang web này thường xuyên đóng góp các kết quả nghiên cứu và quản lý các bài học tương  tác miễn phí để thúc đẩy rộng rãi việc sử dụng bảng tương tác trong lớp học.
Một số lợi ích của bảng tương tác
 Tương tác nhóm.Bảng tương tác thúc đẩy sự hợp tác giữa sinh viên với nhau và thảo luận nhóm và học nhóm. Bảng tương tác có thể là một công cụ hiệu quả để động não vì thực tế là những ghi chú có thể được đưa lên bảng và lưu lại để chia sẻ và phân phát cho học sinh sau này.
Kích thích trí tưởng tượng và các giác quan cùng hoạt động khi học với bảng tương tác
Những phầm mềm giảng dạy và thiết kế bài giảng đi kèm bảng tương tác giúp giáo viên có thể soạn thảo – thiết kế trước bài giảng, sáng tạo bài giảng theo cách riêng của mình và sử dụng giảng trên lớp không bị ngắt quãng, loại bỏ thời gian chết lãng phí của từng tiết học.
….

Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

Hiểu thêm về máy chiếu vật thể

Giới thiệu
Máy chiếu vật thể là gì, hướng dẫn sử dụng máy chiếu vật thể
Chắc hẳn bạn đã làm quen và đã từng sử dụng máy chiếu, nhưng có lẽ nghe đến từ “Máy chiếu vật thể” bạn sẽ cảm thấy ngỡ ngàng. Máy chiếu vật thể là gì, nguyên tắc hoạt động của nó như thế nào. Chúng ta hãy cùng làm quen với các khái niệm về máy chiếu vật thể

1. Máy chiếu Vật thể là gì?
Trước đây chúng ta sử dụng máy chiếu thông thường thông qua việc kết nối với máy tính, laptop hay các thiết bị khác…Để thực hiện một cuộc thuyết trình, giảng dạy, hay chiếu phim…Tất cả hình ảnh, tài liệu đều phải xuất tín hiệu từ máy tính ra, nghĩa là máy chiếu thông thường chỉ có thể xuất ra tín hiệu từ nguồn phát kết nối trực tiếp với nó.
Ngày nay công nghệ máy chiếu phát triển hơn hẳn và tạo ra một bước đột phá mới mẻ, không cần sử dụng để nguồn phát nhưng vẫn có thể chiếu được hình ảnh cần hiển thị lên màn hình lớn. Vì thế Máy chiếu vật thể đã ra đời.
Sử dụng máy chiếu vật thế
2. Nguyên lý hoạt động của máy chiếu Vật thể
Máy chiếu vật thể là thiết bị trình chiếu đì đầu trong công nghệ hiện nay, rất tiện lợi và linh hoạt, có thể kết nối trực tiếp với máy chiếu hoặc kết nối với máy chiếu qua một CPU bằng cổng USB hay LAN.Máy chiếu vật thể cho phép hiển thị các tài liệu như sách, hình ảnh, các vật thể 3 chiều…một cách đơn giản và nhanh chóng, đồng thời cung cấp nguồn tín hiệu đầu ra đa dạng với độ phân giải cao
Lấy ví dụ trong một bài thuyết trình Powerpoint hiển thị nhiều hình ảnh và ký tự thì dùng máy chiếu vật thể sinh động và linh hoạt hơn rất nhiều. Bởi vì mọi vật thể được sử dụng ngay bất cứ lúc nào cũng có thể trình chiếu được mà không cần tốn nhiều thời gian chuẩn bị, không cố định về thời gian.

3. Ứng dụng của máy chiếu vật thể
Các ứng dụng tiêu biểu của máy chiếu vật thể như: giảng dạy tại các trường học, thí nghiệm, nghiên cứu, giáo dục, bảo tang, triển lãm, hội nghị giới thiệu sản phẩm, ứng dụng trong y khoa, khám chữa bệnh, chụp X-Quang, hội nghị truyền hình, các ứng dụng trong an ninh quốc phòng, kinh tế đòi hỏi phải có độ chính xác cao, thực tế…

Tập huấn sử dụng Bảng tương tác thông minh IQBoard tại Học Viện Cảnh Sát

Tập huấn sử dụng Bảng tương tác thông minh IQBoard
Cán bộ phòng Quản lý đào tạo chia sẻ tính năng cũng như hướng dẫn cách sử dụng sử dụng Bảng tương tác thông minh IQBoard

Nhằm tăng cường đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập, ngày 29/09/2016, Học viện CSND tổ chức tập huấn sử dụng Bảng tương tác thông minh cho cán bộ, giảng viên nhà trường.
Với phương châm “Chuẩn hóa - Tin học hóa”, trong những năm gần đây, Học viện CSND đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giáo dục, đào tạo với việc triển khai nhiều ứng dụng như phần mềm quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ; hệ thống đào tạo trực tuyến E-learning; phần mềm quản lý và điều hành văn bản nội bộ; hệ thống phòng học trực tuyến; Cổng thông tin điện tử Phòng Quản lý đào tạo; phần mềm quản lý giảng viên; phần mềm quản lý công tác thi đua, khen thưởng của Học viện. Đây là những sản phẩm ứng dụng CNTT quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo cũng như công tác quản lý giáo dục, đồng thời hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp lãnh đạo được diễn ra nhanh chóng, kịp thời.
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả ứng dụng CNTT vào công tác quản lý đào tạo, trong năm học mới 2016 - 2017, Học viện CSND tiếp tục triển khai lắp đặt hệ thống Bảng tương tác thông minh IQBoard ở tất cả các phòng học trong toàn Học viện. Đây là công cụ giảng dạy mang tính cách mạng trong bối cảnh kỹ thuật số hóa của xã hội hiện đại.
Bảng tương tác thông minh IQBoard được sử dụng như một chiếc máy tính bảng khổng lồ. Mặt bảng được sử dụng như một giao diện máy tính hiện đại. Hình ảnh và chữ viết được lưu vào máy tính và được chia sẻ như những dữ liệu điện tử thông thường. Với việc sử dụng trực tiếp ngón tay, người dùng có thể trực tiếp kiểm soát các ứng dụng từ bảng trắng, viết, vẽ, chỉnh sửa, chú thích. Ngoài ra còn có các chức năng khác như chụp ảnh màn hình, ghi màn hình, nhận dạng chữ viết, nhập văn bản, phát lại, liên kết web, liên kết với với các ứng dụng như Power Point, Violet.
Với công nghệ tương tác, Bảng tương tác thông minh IQBoard sẽ góp phần thay đổi toàn diện trong giáo dục, tạo ra phương pháp dạy học tích cực “lấy người học làm trung tâm”. Bảng sẽ hỗ trợ đắc lực quá trình chia sẻ ý kiến, thông tin trình chiếu, tìm kiếm thêm tài liệu của đồng nghiệp thông qua internet; sử dụng kết hợp âm thanh, hình ảnh, màu sắc, những đoạn phim để thiết kế bài giảng gây hứng thú học tập cho học viên. Đặc biệt, thông qua hệ thống mạng nội bộ và mạng Wan - Bộ Công an, Bảng tương tác thông minh IQBoard có thể truy cập tới hệ thống thư viện điện tử, hệ thống đào tạo trực tuyến E-learning của Học viện, giúp giáo viên mở rộng nội dung bài giảng theo hướng chuyên sâu hơn, cũng như hỗ trợ học viên tìm kiếm các nguồn tài liệu hữu ích liên quan đến môn học.
Việc Học viện CSND triển khai ứng dụng Bảng thông minh trong dạy học sẽ tạo môi trường tương tác toàn diện; thu hút sự tập trung, chú ý của học viên, giúp học viên có thể dễ dàng hình dung và có khái niệm chính xác về các hình ảnh, sự vật, âm thanh, kích hoạt khả năng tư duy, sáng tạo, góp phần nâng cao năng lực và khả năng tiếp thu của học viên nói riêng cũng như đảm bảo chất lượng đào tạo của Học viện CSND nói chung, đáp ứng yêu cầu của một cơ sở giáo dục trọng điểm của Ngành và của Quốc gia vào năm 2018.
GL
Nguồn:http://www.hvcsnd.edu.vn

Tối ưu hoá việc sử dụng bảng tương tác trong dạy-học ngoại ngữ

1. Bảng tương tác thông minh - thiết bị giảng dạy phổ biến tại các nước phát triển
Bảng tương tác (Interactive Whiteboard - IWB) có mặt trên thị trường khoảng đầu những năm 1990 nhưng gần một thập kỷ nay, với việc ứng dụng ngày càng nhiều công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy, bảng tương tác mới trở nên phổ biến trên thế giới, chủ yếu ở châu Âu và châu Mỹ.
Theo báo cáo khảo sát hàng năm của BESA (British Educational Suppliers Association, 2009) về việc trang bị và ứng dụng công nghệ thông tin tại các trường học ở Vương quốc Anh, nếu như vào năm 2005, chỉ có 25% các trường tiểu học và 18% các trường trung học được trang bị bảng tương tác thì đến năm 2009, số trường học có bảng tương tác đã tăng lên, lần lượt là 77% và 57%. Và tính đến đầu năm 2013, có gần 200.000 bảng tương tác tại các trường học trên toàn nước Anh và gần như 100% các cơ sở đào tạo đều có bảng tương tác (CNDP, 2008).
Tại Việt Nam, số lượng các trường trang bị bảng tương tác còn rất hạn chế do chi phí cao (giao động từ 1.000 đến 10.000 đôla), chủ yếu là một vài trường tiểu học có tiếng và các trung tâm ngoại ngữ lớn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ở bậc đại học, số lượng bảng tương tác cũng rất ít và chưa có thống kê chính thức của Bộ giáo dục về vấn đề này.
2. Bảng tương tác thông minh - công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc dạy học ngoại ngữ
Bảng tương tác hiện là công cụ đắc lực trợ giúp cho quá trình dạy-học ngoại ngữ tại trường học. Với bảng tương tác, giáo viên có thể cùng lúc kết hợp cùng lúc nhiều phương tiện giảng dạy: bảng trắng, máy chiếu, hệ thống loa, các tài liệu dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh, video. Giáo viên cũng có thể tương tác trực tiếp với các nội dung chiếu trên màn hình (di chuyển, copy, xóa bỏ, thêm thông tin, lưu trữ, in...). Chức năng này rất quan trọng, cho phép người dùng sử dụng linh hoạt các tài liệu multimedia trong việc giảng dạy ngoại ngữ. Ngoài ra, nội dung dạy-học sẽ được hiển thị trên màn hình lớn, góp phần làm tăng sự hứng thú trong lớp cho sinh viên. Ngoài việc quan sát và tiếp thu các kiến thức được truyền đạt trên bảng, sinh viên còn có thể trực tiếp tham gia sử dụng bảng tương tác. Kết thúc buổi học, giáo viên có thể ghi lại toàn bộ quá trình giảng dạy trên lớp, thông qua chức năng camera hoặc ghi lại màn hình. Như vậy, sinh viên có thể dành nhiều thời gian hơn để tham gia vào các cuộc thảo luận và làm bài tập trên lớp mà không phải chú ý vừa nghe giáo viên, vừa ghi chép lại nội dung bài giảng trên bảng. Các nội dung này có thể được xuất ra dưới định dạng powerpoint, pdf, file ảnh hay trang web, gửi qua mail hay tải lên các diễn đàn làm tài liệu tham khảo.
Bảng tương tác có thể được sử dụng ở các cấp độ khác nhau. Ở trình độ cơ bản, người dùng - giáo viên hoặc sinh viên - có thể sử dụng các chức năng cơ bản nêu trên của bảng tương tác. Giáo viên cũng có thể dùng đĩa DVD hoặc giáo trình điện tử soạn cho bảng tương tác. Ở trình độ nâng cao, giáo viên có thể tự soạn các bài giảng phù hợp với từng kỹ năng nghe, nói, đọc, viết dựa trên phần mềm đi kèm bảng tương tác.
Bảng tương tác với nhiều ứng dụng hiện đại đặt ra một số thách thức cho người sử dụng. Để khai thác hiệu quả thiết bị này, người dùng cần có những kiến thức tin học nhất định để sử dụng các chức năng cơ bản của bảng. Đôi khi một vài sự cố kỹ thuật hoặc đơn giản là cách viết bút trên bảng tương tác, cách kết nối và định vị lại bảng nếu di chuyển bảng thường xuyên cũng có thể làm giáo viên cảm thấy lo lắng. Ở trình độ nâng cao, giáo viên cần cập nhật kiến thức về cách sử dụng phần mềm tương ứng với bảng tương tác để soạn những bài giảng thiết kế riêng theo ý mình. Dù các kiến thức này không phức tạp nhưng đòi hỏi người dùng phải thao tác thường xuyên để nhớ được hết các tính năng chính của phần mềm.
Có thể nhận thấy việc sử dụng hiệu quả bảng tương tác gắn liền với việc nâng cao trình độ ICT của giáo viên và cả sinh viên. Theo nghiên cứu của CNDP (CNDP, 2010), yếu tố cơ bản để sử dụng hiệu quả bảng tương tác chính là việc tập huấn người dùng về các kiến thức và kỹ năng sử dụng bảng tương tác, khuyến khích họ tăng cường sử dụng công cụ này trong các hoạt động sư phạm và sự linh hoạt của giáo viên trong việc sử dụng bảng tương tác với học viên. Kết quả chỉ có thể đạt được sau một thời gian dài thử nghiệm, có thể tới vài năm.
Ở Trường Đại học Hà Nội, việc tập huấn sử dụng bảng tương tác trong giảng dạy ngoại ngữ tại một vài khoa đã được tổ chức vào tháng 3 và tháng 9/2013. Tuy nhiên, sau một năm tập huấn, việc ứng dụng thiết bị này vào hoạt động giảng dạy hàng ngày còn khá hạn chế. Để nắm rõ tình hình sử dụng, mong muốn của các giáo viên và đưa ra một số biện pháp thúc đẩy việc ứng dụng bảng tương tác, chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến đối với 21 giáo viên Khoa tiếng Pháp và Khoa tiếng Anh, những cán bộ đã tham gia hội thảo cấp trường về ứng dụng công nghệ trong giảng dạy ngoại ngữ, có nghe giới thiệu về bảng tương tác và phần lớn trong số họ đều đã tham dự ít nhất một buổi tập huấn về cách sử dụng bảng tương tác.
Thông thường, khi ứng dụng một công nghệ mới vào trường học, trở ngại đầu tiên được nhắc tới là trình độ ICT của các giáo viên. Tuy nhiên, kết quả thăm dò ý kiến cho thấy, ngay cả khi trình độ tin học của người dùng không phải là trở ngại (như trong trường hợp 21 giáo viên tham gia khảo sát lần này) thì còn rất nhiều lý do khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới quyết định sử dụng công nghệ trong giảng dạy của các giáo viên.
Cụ thể là, 95% giáo viên tham gia khảo sát ý kiến cho biết sử dụng máy tính và Internet hàng ngày với thời lượng trung bình hơn 1h/ngày. Hơn thế, ½ trong số họ sử dụng Internet hơn 3h/ngày và như vậy, việc sử dụng máy tính cho các nhu cầu cơ bản như cập nhật tin tức, giải trí, học tập, làm việc không phải là khó khăn với các giáo viên này. Ngoài ra, ¾ trong số đó là các giáo viên trẻ từ 20-39 tuổi, độ tuổi vẫn rất cởi mở để tiếp thu những kiến thức mới về công nghệ.
100% các giáo viên được hỏi đều đồng ý với nhận định ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ngoại ngữ là rất cần thiết hoặc có thể giúp cải thiện chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên, hơn một nửa trong số họ lại chỉ thỉnh thoảng sử dụng Internet trên lớp dù nhà trường có phủ sóng wifi ở tất cả các khu vực giảng dạy. (Một số ý kiến cho biết việc kết nối mạng không dây trong lớp học không ổn định dẫn đến việc ngần ngại khi sử dụng các công nghệ có liên quan tới Internet vào bài giảng). Khi được hỏi về bảng tương tác, khoảng 14% các giáo viên cho rằng việc dùng bảng tương tác trong giảng dạy đại học là không cần thiết vì nó phù hợp với các cấp tiểu học hơn và hơn nữa cần cân nhắc tương quan giữa yếu tố giá thành và hiệu quả sử dụng để tránh đầu tư lãng phí. Đối với 86% các giáo viên còn lại, họ đồng ý với nhận định bảng tương tác có thể giúp cải thiện chất lượng giảng dạy và hơn một nửa trong số họ đã tham gia ít nhất 2 buổi tập huấn. Tuy nhiên, kết quả đáng ngạc nhiên nhất là 20/21 giáo viên được hỏi cho biết không hề sử dụng bảng tương tác trong giảng dạy sau khi đã tập huấn. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này?
Khi phân loại các nguyên nhân, 38% giáo viên được hỏi ý kiến cho rằng trở ngại lớn nhất đối với họ là không có bảng để sử dụng và 29% cho rằng trở ngại lớn nhất là thiếu kỹ năng để thao tác với bảng tương tác trên lớp.
Trở ngại tiếp theo được hơn một nửa các giáo viên lựa chọn (52%) là thiếu kỹ năng để chuẩn bị bài giảng tương tác ở nhà.
Tiếp đến là thiếu thời gian chuẩn bị bài ở nhà(33%).
Các giáo viên cũng bày tỏ nguyện vọng được tập huấn thêm về cách thiết kế bài giảng và hướng dẫn thực hành soạn bài trên các nội dung và loại bài tập cụ thể. Điều đáng mừng là 76% trong số họ khẳng định sẽ sử dụng hoặc cân nhắc sử dụng nếu có người hỗ trợ.
Như vậy, dựa trên kết quả thăm dò ý kiến tại Trường Đại học Hà Nội và kết hợp với các giải pháp được giáo viên gợi ý trong phiếu điều tra, chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất để tối ưu hoá việc sử dụng bảng tương tác ở đại học như sau:
Từ phía nhà trường:
· trang bị thêm bảng tương tác và máy tính riêng đã cài đặt sẵn phần mềm tương ứng cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng;
· đội ngũ kỹ thuật phải được tập huấn bảo dưỡng, duy trì bảng tương tác và hỗ trợ kỹ thuật kịp thời cho giáo viên;
· nếu có thể, trong thời gian đầu, nhà trường có những chính sách rõ ràng để động viên giáo viên ứng dụng công nghệ nói chung và bảng tương tác nói riêng trong giảng dạy;
· tổ chức thêm buổi tập huấn về cách thiết kế và soạn bài với các loại hình bài tập cụ thể cho giáo viên; thời gian tập huấn kéo dài hơn và có thời gian thực tập cho giáo viên;
Từ phía đơn vị khoa:
· gắn liền các hoạt động soạn bài trên bảng tương tác với chương trình thực hành tiếng tại đơn vị;
· mua một số giáo trình thực hành tiếng soạn sẵn có thể dùng cho bảng tương tác;
· tổ chức các buổi soạn bài chung hoặc các buổi chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi các tài liệu đã soạn giữa các giáo viên;
· khuyến khích giáo viên lập nhóm để soạn ra các dạng bài tập tương tác theo chủ đề từng học kỳ và coi đây như hoạt động nghiên cứu khoa học thường kỳ;
· phân công 1-2 giáo viên có kinh nghiệm và tích cực sử dụng BTT để làm người tư vấn và hỗ trợ các giáo viên khác trong đơn vị.
Kết luận
Bảng tương tác thông minh được tích hợp nhiều tính năng ưu việt để hỗ trợ giáo viên và học viên. Chính vì vậy, thiết bị này đang ngày càng phổ biến tại các trường học ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, bản thân công cụ này không mang lại sự đột phá trong phương pháp giảng dạy mà chỉ đem lại hiệu quả cao khi giáo viên biết cách khai thác các tính năng đa dạng và thường xuyên sử dụng nó. Chính vì vậy, tập huấn định kỳ cho giáo viên về các kiến thức và kỹ năng sử dụng bảng tương tác, khuyến khích họ tăng cường sử dụng công cụ này trong các hoạt động sư phạm, tổ chức các buổi soạn bài chung để chia sẻ kinh nghiệm giữa các giáo viên, bố trí giáo viên trợ giúp IT tại từng đơn vị giảng dạy... sẽ hỗ trợ giáo viên làm quen dễ dàng hơn với việc sử dụng bảng tương tác.

Tập huấn sử dụng bảng tương tác IQBoard cho 22 trường THPT tỉnh Hà Nam

Thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh ủy Hà Nam, ngày 15 - 16/02/2017 Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Hà Nam  đã tổ chức buổi tập huấn, hướng dẫn kỹ năng và cách thức, phương pháp sử dụng bảng tương tác thông mình IQBoard cho toàn thể giáo viên 22 trường THPT trên địa bàn tỉnh.
 Đại diện sở Giáo Dục tỉnh Hà Nam phát biểu bắt đầu chương trình
Tại buổi tập huấn, chuyên viên của công ty VTS Việt Nam đã hướng dẫn sử dụng bảng tương tác thông minh IQBoard và triển khai cách thức, tập huấn các kỹ năng sử dụng phần mềm bản quyền IQBoard Softwave (IQ Interactive Education Platform) đi kèm ứng dụng bảng tương tác. Đây là phầm mềm ứng dụng rất thuận tiện cho công tác soạn thảo – thiết kế bài giảng tương tác, giảng dạy tương tác trực tiếp từ phần mềm phù hợp phương pháp mới và phát huy được tính chủ động của học sinh trong công tác giảng dạy hiện nay. Vận dụng giảng dạy tương tác IQBoard là hệ thống ứng dụng công nghệ tiến bộ nhất hiện nay, đã được vận dụng đầu tiên ở đất nước có nền giáo dục rất phát triển, đó là vương quốc Anh. Ở nước ta, các Thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ chí Minh, Đã Nẵng,…cũng đã ứng dụng rộng rãi nhiều đơn vị.

Chuyên viên hướng dẫn sử dụng bảng tương tác cho giáo viên
Ngày nay, công nghệ thông tin đã góp phần hiện đại hóa các phương tiện dạy học, phần mềm IQBoard Softwave(IQ Interactive Education Platform) đi kèm bảng tương tác IQBoard càng giúp giáo viên tạo bài giảng phù hợp với nhu cầu học tập của học sinh, giúp học sinh có nhiều phương pháp tiếp thu kiến thức nhanh hơn. Đặc biệt, nó sẽ giúp cho giáo viên tạo ra một lớp học mang tính tương tác hai chiều: giáo viên - học sinh. Do đó, ứng dụng công nghệ thông tin này sẽ giúp học sinh tiếp nhận thông tin từ bài học hiệu quả hơn và sẽ biến những thông tin đó thành kiến thức của mình một cách hào hứng, chủ động. Đồng thời, nó cũng phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và khai thác nhiều giác quan của các em để lĩnh hội tri thức bài giảng.
Toàn cảnh buổi đào tạo sử dụng bảng tương tác IQBoard
 
Hệ thống giảng dạy tương tác IQBoard là công nghệ giảng dạy có nhiều ứng dụng phù hợp cho phương pháp đổi mới. Cụ thể, ứng dụng này là sự kết hợp bởi máy tính, máy chiếu và bảng tương tác thông minh tạo thành một hệ thống kết nối hỗ trợ tối ưu cho việc dạy học tương tác hai chiều giữa người dạy và người học. Sử dụng công nghệ này, ngoài việc giúp giáo viên giảm thời gian viết, trình bày bảng như cách truyền thống, còn trang bị một kho thư viện giáo dục phong phú, đầy đủ phục vụ cho nhu cầu soạn bài giảng, bài kiểm tra và thực hành theo nội dung trong giáo dục phổ thông hiện hành. Kiến thức chương trình trong thư viện được sắp xếp khoa học, rõ ràng rất dễ khai thác, chọn lọc để xây dụng kế hoạch giảng dạy, phát huy năng lực chủ động, giúp học sinh thực hành tại lớp. Ngoài ra giáo viên dễ dàng vận dụng phương pháp mới như tạo nhóm, lựa chọn kết quả trắc nghiệm tại lớp…. Giúp học sinh nhanh chóng hình dung được các khái niệm về hình ảnh, sự vật, âm thanh… trong bài giảng. Ngoài  ra, ứng dụng bảng tương tác thông minh còn có thể kết nối, trao đổi kinh nghiệm và bài giảng giữa các giáo viên với nhau thông qua việc nhắn tin, gửi mail giữa các thành viên trong tổ nhóm để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về chuyên môn với nhau
  
Buổi tập huấn đã diễn ra sôi nổi, nhận được sự hào hứng và nhiệt tình của toàn thể thầy cô giáo. Nội dung chương trình được chuyên viên triển khai rất phù hợp với hu cầu dạy học cho giáo viên cấp THPT. Qua buổi tập huấn, giáo viên đã được trang bị đầy đủ kỹ năng về cài đặt kết nối,vận hành ứng dụng với bảng tương tác IQBoard. Khi sử dụng bảng tương tác thông minh giáo viên sẽ tạo được sự lôi cuốn trong bài dạy, thu hút sự chú ý của học sinh. Theo đánh giá của một số giáo viên trong buổi tập huấn, sử dụng phần mền IQBoard Softwave(IQ Interactive Education Platform) để dạy học, giáo viên có điều kiện tạo, soạn được bài giảng hợp với chương trình, phương pháp đổi mới.  Học sinh sẽ phát huy được năng lực tư duy độc lập, kích thích khả năng sáng tạo và phù hợp với nhận thức thời công nghệ số của tuổi trẻ hiện nay.
Công nghệ thông tin ứng dụng dạy học là rất thực tế, thiết thực trong dạy học. Hiện nay, hiện nay 22 trường THPT mới được trang bị mỗi trường 1 phòng học tương tác gồm 1 bảng tương tác IQBoard, 1 máy chiếu và 1 máy chiếu vật thể nên chưa thực sự đáp ứng đủ nhu cầu trong công tác giảng dạy hàng ngày. Trong thời gian tới mong được trang bị thêm phương tiện này để hoạt động thuận lợi hơn trong công tác dạy học của các trường học trên địa bàn tỉnh.
Team đào tạo sử dụng bảng tương tác IQBoard cho 22 trường THPT tỉnh Hà Nam
Xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô đã rất nhiệt tình giúp đỡ và hứng thú với bài hướng dẫn để đợt tập huấn thành công tốt đẹp





Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2017

Hướng dẫn cài đặt driver và phần mềm bảng tương tácIQBoard

Video hướng dẫn cài đặt driver và phần mềm bảng tương tác IQBoard:
Cài đặt driver bảng tương tác IQBoard
Cài đặt phần mềm IQBoard softwave
Cài đặt thư viện nguồn mở rộng cho bảng tương tác IQBoard


Kỳ vọng với bảng tương tác IQBoard ở triển lãm giáo dục BETT 2017

Năm mới 2017 đã bắt đầu với một trong những triển lãm giáo dục quan trọng nhất - BETT năm 2017. Tiêu điểm trong triển lãm giáo dục lần này, IQ đã gây được nhiều sự chú ý với sản phẩm chủ lực IQSchool Solution (giải pháp trường học thông minh IQSchool), đánh dấu những bước đầu tiên của mình ở thị trường châu Âu.


Là thành phần quan trọng của các giải pháp IQSchool, phiên bản nâng cấp của IQOne + P7 là đặc trưng với trải nghiệm người dùng tốt hơn và hiệu suất làm việc cao hơn với màn hình tương tác 10 điểm chạm tích hợp máy tính cấu hình cao, quản lý tập trung các thiết bị lớp học, quảng bá trường học kĩ thuật số, chuyển tiếp hoặc phát sóng trực tiếp video, thống kê mức tiêu thụ năng lượng và giảng dạy tương tác.

Bên cạnh những IQOne +, phiên bản nâng cấp của hệ thống IQSchool Converged sẽ được tối ưu hơn, với màn hình cảm ứng được tích hợp máy tính tương tác có độ chính xác cao, các phím tùy chỉnh, băng thông thiết kế theo kiểu modules, tích hợp tất cả trong hệ điều hành, module card IC và kết nối không dây 2.4G. Với IQSchool Converged System, máy tính giảng dạy và các thiết bị điều khiển thông minh sẽ được cải thiện rất nhiều bởi vì hệ thống sẽ thực thi được việc điều khiển các thiết bị của trường học, cấp phát địa chỉ mạng (IP), đăng tải video HD, đăng tải thông tin, thống kê năng lượng tiêu thụ và quản lí IoT của trường học. Có thể hiểu đơn giản là " một đường kết nối, nhiều ứng dụng".

Hơn nữa, hệ thống  IQSchool được tích hợp với IQVideo sẽ tạo nên một hệ thống trường học trực tuyến , mở rộng thêm nhiều ứng dụng.
Bây giờ chuyển qua IQView Interactive Document Camera trưng bày tại triển lãm, thiết bị đã được giới thiệu với diện mạo mới. Như chúng ta đã biết, với camnera chất lượng cao, IQView sẽ cho ra những hình ảnh chất lượng HD. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả những gì mà IQView có. Giờ đây thiết bị này có thể kết nối với kính hiển vi điện tử, những nâng cấp của IQView đã được trình diễn thành công tại triển lãm. Giúp các nhà nghiên cứu khoa học có thêm thiết bị hỗ trợ và như được trang bị thêm một con mắt thứ ba.



 
Phần cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, bảng tương tác IQBoard, phần mềm lớp học tương tác IQClass+ và lớp học tương tác IQClass V6.0 sẽ được giới thiệu. Chúng cùng kết hợp với nhau tạo nên sự nâng cấp cho giải pháp IQClass Solution và IQVideo Solution.
Chúng tôi chân thành chào đón bạn đến với giải pháp của chúng tôi để có một bức tranh rõ ràng về sản phẩm IQ và mong được sự hợp tác với bạn.